Tàu chạy bằng quang năng, tương lai xanh của ngành đường sắt

I. Thực trạng đầu tư vào năng lượng tái tạo trên thế giới

Chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng NLTT toàn cầu, với mức đầu tư tăng lên mạnh mẽ hàng năm. NLTT là ngành công nghiệp lớn thứ ba trên thế giới về thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực xanh. Giai đoạn 2010-2019 có khoảng ​​2,6 nghìn tỷ USD đầu tư vào công suất NLTT (không bao gồm thủy điện lớn có công suất trên 50MW), nhiều hơn gấp ba số tiền đầu tư trong thập kỷ trước. Đầu tư NLTT có xu hướng lớn về quy mô, với vốn đầu tư trung bình là 217 triệu USD.(1) Năm 2018, đầu tư vào công suất NLTT đạt 289 tỷ USD, giảm 11,5% so với con số đầu tư kỷ lục là 326 tỷ USD đạt được trong năm 2017. Song đây vẫn là năm thứ chín liên tiếp đầu tư vào NLTT vượt quá 200 tỷ USD và là năm thứ năm liên tiếp trên 250 tỷ USD (xem Hình 1). Số tiền đầu tư vào NLTT cũng cao gấp ba lần số tiền đầu tư vào sản xuất nhiên liệu hóa thạch.

Sự suy giảm đầu tư trong năm 2018 chủ yếu là do cắt giảm 14% tài trợ cho các dự án NLTT trên toàn thế giới so với năm trước. Sự cắt giảm tài trợ này phần lớn là do Trung Quốc hạn chế hỗ trợ cho các dự án năng lượng mặt trời lắp đặt mới khiến tổng số tiền tài trợ trên toàn cầu chỉ trong nửa đầu năm 2018 là 117,6 tỷ USD, thấp hơn đáng kể so với mức tài trợ cao kỷ lục hơn 160 tỷ USD được thấy trong nửa cuối năm 2017.(2) Thêm nữa, chi phí vốn lắp đặt NLTT cũng giảm mạnh. Mặc dù có sự giảm sút đầu tư trong năm 2018, song với công suất NLTT tăng thêm đạt kỷ lục 181 GW(3) cho thấy xu hướng đầu tư vào NLTT sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

II. Một số xu hướng đầu tư vào NLTT trên thế giới hiện nay

1. Đầu tư của các nước đang phát triển tiếp tục dẫn đầu

Trước năm 2014, phần lớn đầu tư vào NLTT là ở các nước phát triển, nhưng từ năm 2015, các nước đang phát triển đã vươn lên chiếm ưu thế. Năm 2015, lần đầu tiên, đầu tư vào NLTT của các nước đang phát triển đã vượt qua các nước công nghiệp phát triển, với 170 tỷ USD, chiếm 53,6%% tổng đầu tư vào NLTT toàn cầu (xem Hình 1). Với cuộc cách mạng năng lượng mặt trời đang diễn ra ở Ấn Độ và cam kết của 48 quốc gia đang phát triển cho mục tiêu 100% NLTT(5), các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp tục có tỷ trọng ngày càng lớn trong đầu tư vào NLTT toàn cầu. Các quốc gia dẫn đầu xu hướng này là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

2. Năng lượng mặt trời và gió thu hút nhiều đầu tư nhất

Chi phí NLTT giảm sâu nên khả năng cạnh tranh chi phí của NLTT cũng tăng lên đáng kể trong thập kỷ này. Tuy nhiên, tính cạnh tranh về giá của các dự án NLTT phụ thuộc nhiều vào quy mô, tiềm năng các nguồn NLTT cũng như chi phí nối lưới, truyền tải và các chi phí môi trường liên quan đến năng lượng hóa thạch. Từ năm 2009 đến đầu năm 2019, chi phí điện năng lượng mặt trời đã giảm 81% xuống còn 57 USD/MWh, điện gió trên bờ giảm 46% xuống 50 USD/MWh, điện gió ngoài khơi giảm 44% xuống còn 89 USD/MWh.(8) Ở các nước G20, chi phí sản xuất NLTT còn thấp hơn nữa. Cụ thể, sản xuất năng lượng bằng nhiên liệu hóa thạch có giá từ 50-170 USD/MWh trong khi giá của các dự án điện gió, và quang điện mặt trời có thể thấp tới 30 USD/MWh vào năm 2019.(9) Từ năm 2015 đến nay, việc giảm chi phí đầu tư liên tục của năng lượng mặt trời và gió cùng với sự xuất hiện các cách thức mới để tích hợp, lưu trữ NLTT ngày càng thuận lợi hơn đã thúc đẩy các dự án điện gió và mặt trời mọc lên ở một số quốc gia ngày càng tăng.

3. Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng lớn

Số lượng các quốc gia thúc đẩy NLTT thông qua chính sách hỗ trợ trực tiếp đã tăng gấp ba lần từ 48 nước năm 2004 lên 147 nước năm 2016 và ngày càng nhiều nước đang phát triển áp dụng các mục tiêu và chính sách mới cho NLTT. Trợ cấp vốn cũng đã được 58 quốc gia áp dụng vào năm 2016, tăng hơn gấp đôi từ 28 quốc gia trong năm 2005. Tuy nhiên, gần đây, các quốc gia đang thúc đẩy đấu giá thay cho trợ cấp ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Với các chính sách hỗ trợ được các quốc gia triển khai trên toàn cầu, đầu tư tư nhân đã liên tục gia tăng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng đầu tư vào NLTT. Đầu tư tư nhân đã tăng từ khoảng 85% trong tổng đầu tư vào NLTT năm 2013 lên 92% năm 2016 (xem hình 2).

III. Một số hàm ý cho Việt Nam

Qua phân tích các xu hướng đầu tư vào NLTT hiện nay cho thấy: Thứ nhất, phát triển NLTT là xu hướng toàn cầu và đang ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhu cầu năng lượng trong những năm tới của Việt Nam sẽ rất cao. Việt Nam lại là một trong những quốc gia được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển nguồn NLTT, dự tính năng lượng gió và năng lượng mặt trời có thể cung cấp 2/3 nhu cầu điện của toàn bộ hệ thống điện của Việt Nam vào năm 2030.(14) Do đó, một trong những mục tiêu ưu tiên của Việt Nam trong giai đoạn này là ưu tiên đẩy mạnh phát triển NLTT để bảo đảm an ninh năng lượng nhờ giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng nước ngoài, cả về than và nhập khẩu năng lượng trực tiếp, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường với mục tiêu phát triển bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat facebook Chat Zalo 0945 012 643